Không phải là 1 chính trị gia, ko sao cả !! Bởi khi ngồi ở quán nước chè, ai cũng là 1 chính trị gia
Dựa theo một nghiên cứu từ tạp chí Khoa học Chính trị, thì những người hiểu biết kém về chính trị thì lại hay ba hoa về nó.
"Hiệu ứng Dunning-Kruger chỉ ra rằng, một người đã ít kiến thức về chủ đề nào đó, nghịch lý thay, lại là những kẻ tự tin rằng họ biết về chủ đề đó nhiều nhất. Những người có kiến thức thật thì lại hay khiêm tốn về kiến thức của mình" - Tác giả bài nghiên cứu, Ian Anson, trợ lý giáo sư ở Đại học Marlyland, quận Baltimore nhận định.
"Tôi có hứng thú với hiệu ứng Dunning-Kruger nhiều hơn sau khi quan sát những học giả khác bàn luận về chủ đề của Twitter trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2016. Tôi follow khá nhiều nhà tâm lý học chính trị, họ đã ngạc nhiên nhường nào khi biết được rằng trên mạng có quá nhiều "học giả truyền thông xã hội" đang thể hiện hiệu ứng Dunning-Kruger khi nói về cuộc bầu cử.
"Những học giả này có khá nhiều post "đá xoáy", vì, xét cho cùng thì, cái việc ai đó "ngu dốt về chính sự ngu dốt của họ" là một lời buộc tội khá nghiêm trọng nơi chính trường." - Anson nói với Psypost. "Đến một thời điểm nào đó sau cuộc bầu cử, nhiều người bắt đầu gọi Trump là Tổng thống Dunning-Kruger, vì ông ấy nói quá nhiều ý kiến về những gì ông ấy không biết rõ một cách quá tự tin".
"Khi tìm hiểu về những bài liên quan tới hiệu ứng này, tôi mới nhận thấy rằng có quá ít, nếu không nói là không có, tài liệu về hiệu ứng Dunning-Kruger trong văn học chính trị. Đến lúc đó, tôi bắt đầu đưa ra một phương pháp để áp dụng lý thuyết đó vào kiến thức về chính trị, đồng thời cũng phải đối mặt với mô hình lý luận động lực của các đảng phái. Mô hình lý luận động lực đảng phái là chủ đề trung tâm trong các nghiên cứu trước đây của tôi, và tôi đặc biệt quan tâm đến việc liệu việc các đảng viên có dễ dàng tự đánh giá quá cao về kiến thức chính trị hay không".
Nghiên cứu của Anson xây dựng trên 2606 người Mỹ trưởng thành, bằng hai loạt câu hỏi online.
Ông đánh giá kiến thức của người tham gia bằng cách đặt câu hỏi về số năm nhiệm kì của nghị sĩ, tên của bộ trưởng bộ Năng lượng đương nhiệm, đảng phái có nhiều ý kiến bảo thủ hơn về Chăm sóc sức khoẻ (health care), Đảng phái đang kiểm soát Hạ viện, và bốn chương trình nào mà chính phủ Hoa Kì tập trung ít nhất.
Hầu hết các ứng viên đều trả lời kém ở phần câu hỏi chính trị - và người trả lời càng kém thì lại càng tự đánh giá cao bản thân.
"Nhiều người Mỹ quá tự tin vào kiến thức chính trị của mình, bởi vì họ không hiểu là họ nông cạn đến cỡ nào về chính trường (đây là cái gọi là 'ràng buộc đôi của sự thiếu năng lực'). Nhưng có cái thú vị: Khi Đảng viên Cộng hoà và Đảng viên Dân chủ tham gia vào nghiên cứu này, hiệu ứng đó thậm chí còn rõ ràng hơn" - Anson giải thích.
"Đảng viên với những kiến thức tồi tàn kém cỏi nhất về chính trị thậm chí còn tự tin hơn, tin rằng họ ngầu hơn số đông khi nói về một thế giới toàn những người của đảng đối lập. Thậm chí, khi tôi bảo những đảng viên cho điểm những đảng viên giả tưởng của đảng đối lập, nhiều người đã cho điểm dựa trên sự thù ghét cá nhân nhiều hơn là kiến thức thực tế."
"Các kết quả cho thấy sự thất bại của giáo dục chính trị tại Hoa Kì: Khi một đảng viên nói chuyện với một người không thuộc đảng của họ, họ thường đánh giá sai về kiến thức chính trị của người đối thoại. Thường thì, họ sẽ tự đánh giá kiến thức chính trị của bản thân tốt hơn, và biết nhiều hơn về chính trị, kể cả khi người đối thoại là một chuyên gia trong kiến thức chính trị." - Anson nói với Psypost.
"Tôi nghĩ rằng điều này có ý nghĩa quan trọng cho việc nghiên cứu các cuộc thảo luận chính trị mà chúng ta thường quan sát thấy trong nền dân chủ đương đại Mỹ".
Tuy nhiên, nghiên cứu này, cũng như mọi nghiên cứu khác, tồn tại những hạn chế.
"Đây là một nghiên cứu online, tức là tôi không thật sự nhìn thấy một cuộc đối thoại giữa hai đảng viên. Để ủng hộ kết luận về kết quả của cuộc nghiên cứu, tôi cho các ứng viên một bộ câu hỏi kiến thức chính trị, và hỏi họ xem họ đã làm tốt cỡ nào". Anson nói.
"Tôi cũng bảo họ chấm điểm cho những bài kiểm tra của những ứng viên tưởng tượng với cùng một bộ câu hỏi. Đương nhiên, đánh giá kiến thức chính trị hay độ tự tin của ứng viên qua điều này là chủ quan, nhưng tôi nghĩ nó khá tương đồng với hiệu ứng Dunning-Kruger. Trong tương lai, tôi nghĩ chúng ta có thể học đuược nhiều thứ thú vị hơn về tranh luận chính trị và sự tự tin thái quá trong chính trị khi đưa ứng viên vào trong môi trường thí nghiệm."
Anson cũng tự nhận rằng bản thân có phần chủ quan trong nghiên cứu của mình.
"Tổng hợp nghiên cứu này rất lạ, nhất là khi về hiệu ứng Dunning-Kruger. Đọc về các bài viết trong cùng chủ đề khiến tôi tự nhận ra sự hạn hẹp về kiến thức trong lãnh vực, và làm tôi tự hoài nghi về sự tự tin của mình nữa chứ! Thật ngạc nhiên khi đọc được rằng một trong những chú thích của tác giả cho biết chính ông cũng nhận thấy điều đó khi tiến hành thí nghiệm này" - Anson nói.
"Có lẽ đây cũng là kết quả của "hội chứng mạo danh học thuật ", một hiện tượng liên quan đến Dunning-Kruger, nhưng tôi cảm thấy rất biết ơn và cảm thấy nhẹ nhõm khi bài viết nhận được phản hồi tích cực. Hy vọng rằng tôi có thể tiếp tục tránh xa sự 'ràng buộc đôi của sự thiếu năng lực' trong các nghiên cứu trong tương lai của tôi!"
Nhận xét
Đăng nhận xét