Gần 2 năm trước, tôi có đọc được bài viết của cô bạn tôi:
"Tôi biết là mấy người đang trong một mối quan hệ, đừng có khoe khoang trên khắp facebook như vậy."
Vào tháng 1 năm 2016, cô ấy đã ở trong một mối quan hệ và kể từ đó cô ấy đã đăng hơn trăm hình của hai người lên mạng xã hội
Điều được coi là sai và gây khó chịu với cô ấy hồi trước giờ chẳng còn.
______________________
* Mỗi ngày bạn có thể sẽ chứng kiến:
1. Những người tằn tiện đánh giá người với lối sống phóng túng, bất kể đó là tiền do họ làm ra.
2. Những người độc thân đánh giá các cặp đôi và ngược lại.
3. Những người đứng đầu lớp đánh giá người kém hơn là "ngu dốt" trong khi người kém hơn lại coi người hơn mình là "mọt sách không có cuộc sống xã hội"
(Bạn có thể chỉ ra một vài ngoại lệ)
______________________
* Vậy tại sao chúng ta đánh giá người khác hay lý do người khác đánh giá chúng ta là gì?
Hành vi đánh giá là một đặc trưng của tâm lý học xã hội (Equal-Status Contact: https://www.alleydog.com/glossary/definition.php…)
Chúng ta thường có mối quan hệ tốt với những người giống mình (cùng chung sở thích, lối sống và những ưu tiên trong cuộc sống)
Chúng ta thường có nhiều sự khác biệt với những người không cùng chung quan điểm.
Những sự khác biệt này bắt nguồn từ sự không tương đồng trong cách suy nghĩ (mental setup) và do đó hình thành thái độ chỉ trích, đánh giá.
Theo thời gian, thái độ này có thể có liên quan tới biểu hiện của sự ghen tị.
________________________
Hãy nhớ rằng:
" Mọi thứ trong cuộc sống trên lý thuyết dường như đều không đúng, sai cho đến khi tự chúng ta trải qua.
Điều ta chưa tự mình trải ngiệm thường sẽ khó chấp nhận hơn với tâm thức mình." (Endowment effect: https://www.behavioraleconomics.com/mini-encyclopedia-of…/…/)
Ví dụ: người không hút thuốc sẽ chỉ trích người hút thuốc cho đến khi họ bắt đầu hút thuốc
Bây giờ, bạn đã biết nguyên lí về mặt tâm lí học của sự đánh giá,
bạn có thể hiểu được hành vi của cô bạn tôi ở trên rồi.
Thân mến
Gã mọt tâm lí học.
Nhận xét
Đăng nhận xét